Osho - Cân bằng thân tâm
Chương 35.
Cư trú trong thân thể
Con người ở trong thân thể nhưng không phải là thân
thể. Thân thể là đẹp, thân thể phải được yêu mến và kính trọng, nhưng người ta
phải không được quên rằng người ta không phải là nó, rằng người ta là cư dân
trong thân thể. Thân thể là ngôi đền: nó là chủ nhà của bạn nhưng bạn không
phải là một phần của nó. Thân thể là đóng góp từ đất; bạn tới từ bầu trời.
Trong bạn, như trong mọi sinh linh hiện thân, đất và trời gặp gỡ: đó là chuyện
tình của đất và trời.
Khoảnh khắc bạn chết, chẳng cái gì chết cả; chỉ có
vẻ như là nó chết đối với người khác từ bên ngoài. Thân thể lui về đất để có
nghỉ ngơi chút ít và linh hồn lui về trời để có nghỉ ngơi chút ít. Sự gặp gỡ
này sẽ xảy ra lặp đi lặp lại; trong hàng triệu hình dạng cuộc chơi sẽ tiếp tục.
Nó là sự xuất hiện vĩnh hằng.
Nhưng người ta có thể bị quá đồng nhất với thân thể;
điều đó tạo ra khổ sở. Nếu người ta bắt đầu cảm thấy ‘mình là thân thể’ thế thì
cuộc sống trở thành rất nặng nề. Thế thì những điều nhỏ bé quấy rối, những cái
đau nhỏ bé là quá nhiều: chỉ đau chút ít thôi và người ta bị rối loạn và mất
hướng.
Một chút ít khoảng cách là cần giữa bạn và thân thể
bạn. Khoảng cách đó được tạo ra bởi nhận biết về sự kiện ‘mình không phải là
thân thể, mình không thể là thân thể được. Mình là ý thức về nó, cho nên nó là
đối tượng của tâm thức mình, và bất kì cái gì là đối tượng của tâm thức mình
đều không thể là tâm thức mình được. Tâm thức là việc quan sát, việc chứng
kiến, và bất kì cái gì được chứng kiến cũng đều tách biệt.’
Khi kinh nghiệm này sâu sắc hơn trong bạn, khổ bắt
đầy biến mất và bay hơi. Thế thì đau đớn và hoan lạc là gần như nhau, thế thì
thành công và thất bại là một, thế thì cuộc sống và cái chết là không khác
nhau. Thế thì người ta không có chọn lựa, người ta sống trong vô chọn lựa bình
thản. Trong vô chọn lựa bình thản đó thượng đế giáng xuống. Đó đã từng là việc
tìm kiếm của tất cả các tôn giáo, vô chọn lựa bình thản đó. Ở Ấn Độ chúng ta
gọi nó là samadhi – chứng ngộ, ở Nhật Bản họ gọi nó là satori – tỏ ngộ; Các nhà
huyền môn Ki tô giáo đã gọi nó là cực lạc.
Từ ‘ecstasy – cực lạc’ là rất có ý nghĩa; nó ngụ ý
đứng ra ngoài. Đứng ra ngoài thân thể riêng của bạn, biết rằng bạn là tách
biệt, là nghĩa của cực lạc. Và khoảnh khắc nó xảy ra bạn lại là một phần của
thiên đường bị mất, thiên đường được giành lại.
Xem tiếp Chương 36 - Quay về
Mục lục